Vận đơn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu và giao nhận hàng hóa. Tùy vào phương thức vận chuyển, mỗi loại vận đơn sẽ có những chức năng và tác dụng khác nhau. Ở bài viết này, Ship4p sẽ giới thiệu với bạn về vận đơn đường bộ và một số loại vận đơn phổ biến khác như vận tải đường biển, đường sắt, đường hàng không.
Vận đơn đường bộ là gì?
Vận đơn đường bộ là chứng từ hoặc hợp đồng giao vận được thực hiện bằng xe tải do đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển cung cấp cho người gửi hàng hóa. Đây là chứng từ vô cùng quan trọng, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và là cơ sở để kiểm tra những nội dung liên quan trong và sau quá trình vận chuyển. Đối với dịch vụ gửi chuyển phát nhanh tại nhà, loại chứng từ công ty vận tải cung cấp cho người gửi cũng là một loại vận đơn đường bộ nhưng có nội dung ngắn và đơn giản hơn các loại khác.
Chức năng của vận đơn đường bộ trong hoạt động vận chuyển
Vận đơn đường bộ có các chức năng như sau:
- Là căn cứ kê khai hải quan, các thủ tục xuất nhập khẩu (nếu cần).
- Là chứng từ cần thiết đề người mua thanh toán tiền hàng khi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh tại nhà theo hình thức ship COD.
- Là cơ sở xác định số lượng, kích thước, chủng loại… của hàng hóa giữa các bên liên quan.
- Đôi khi cũng được sử dụng để làm chứng từ mua bán, chuyển nhượng, cầm cố hàng hóa.
Xem thêm:
Một số loại vận đơn phổ biến
Ngoài vận đơn đường bộ, còn có các loại vận đơn khác với các chức năng riêng. Hãy cùng Ship4p tìm hiểu về ba loại vận đơn phổ biến: vận đơn đường biển, vận đơn đường sắt và vận đơn đường hàng không.
Vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển là chứng từ để xác nhận quá trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển, được hãng vận tải lập và cung cấp cho người gửi. Vận đơn này được dùng để xác nhận số lượng hàng hóa và cam kết giao hàng đến người được chỉ định với số lượng và chất lượng như trong thỏa thuận ban đầu. Không giống như vận đơn đường bộ, vận đơn đường biển được phân chia thành nhiều loại khác nhau và trách nhiệm của đơn vị vận chuyển cũng có sự khác biệt tùy vào thỏa thuận giữa các bên.
Vận đơn đường biển có các chức năng như sau:
- Xác nhận quyền sở hữu đối với các loại hàng hóa đã kê khai trên vận đơn. Người sở hữu có thể sử dụng hàng hóa để mua bán, chuyển nhượng trước khi hàng được giao đến người nhận.
- Xác nhận rõ hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa công ty vận chuyển và các bên liên quan.
- Là biên lai của hãng vận tải để xác nhận đã nhận được hàng.
Vận đơn đường sắt
Vận đơn đường sắt là chứng từ xác nhận rõ các nội dung liên quan đến hàng hóa như số lượng, chủng loại, nơi giao nhận, người nhận… được hãng vận chuyển cung cấp cho người gửi. Vận đơn đường sắt có chức năng tương tự như vận đơn đường bộ nhưng có thêm thông tin về ga đến và đi. Các chức năng của vận đơn đường sắt:
- Là chứng từ xác nhận việc giao vận hàng hóa giữa đơn vị vận chuyển và người gửi.
- Cung cấp thông tin chi tiết về quá trình giao nhận, hành trình, điểm đến và toàn bộ nội dung liên quan đến hàng hóa.
>> Xem thêm: Vận chuyển nội địa là gì? Hình thức nào phù hợp nhất?
Vận đơn đường hàng không
Vận đơn đường hàng không là chứng từ do hãng hàng không, đại lý hãng hàng không hoặc forwarder cung cấp dựa vào thông tin hàng hóa mà người gửi cấp. Các chức năng của vận đơn đường hàng không:
- Là biên lai gửi hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận tải.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về các nội dung cơ bản như tên người gửi, nhận hàng, phương tiện vận chuyển, lô hàng…
Sự khác biệt giữa vận đơn đường bộ và vận đơn đường sắt
Bên cạnh những điểm tương đồng về chức năng của vận đơn đường bộ và vận đơn đường sắt, hai phương thức vận chuyển này cũng có một số điểm khác biệt nhất định. Đây là hai phương thức được khách hàng tin dùng lựa chọn nhiều nhất bởi sự tiện lợi mà chúng đem lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về sự khác biệt giữa hai hình thức vận đơn này.
Chính vì vậy, thông qua bảng so sánh về ưu điểm, nhược điểm của hai hình thức vận đơn đường sắt và đường bộ dưới đây, Ship4p sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về những điểm khác nhau giữa hai loại hình. Đồng thời, dựa vào những thông tin này, bạn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình phương thức vận chuyển phù hợp nhất với nhu cầu và mong muốn giao vận hàng của bản thân.
Dưới đây là bảng so sánh về mức tải trọng vận chuyển, mức độ đảm bảo an toàn hàng hóa trong quá trình giao vận, mức độ linh hoạt của lộ trình, thời gian giao hàng và cước phí vận tải của hai loại hình vận đơn đường sắt và đường bộ:
Tiêu chí | Vận đơn đường sắt | Vận đơn đường bộ |
Ưu điểm | – Khối lượng vận chuyển khá đa dạng, lên đến vài chục tấn, giao vận từ hàng ghép đến hàng nguyên toa.
– Cơ sở hạ tầng chắc chắn, hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình vận chuyển, hàng hóa được đảm bảo an toàn. – Thời gian giao nhận hàng được đảm bảo chính xác, theo lịch trình di chuyển cố định của các chuyến tàu. – Chi phí giao vận tương đối thấp và ổn định trong khoảng thời gian dài. |
– Mức tải trọng vận chuyển đa dạng, lên đến chục tấn, phù hợp với những loại hàng hóa có khối lượng nhỏ và lớn. – Lộ trình linh hoạt, đa dạng, có thể vận chuyển hàng trên nhiều tuyến đường, thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng tận nơi người gửi và nhận hàng. – Thời gian giao vận nhanh chóng: Đối với vận chuyển liên tỉnh lân cận, chỉ mất vài tiếng để giao hàng đến nơi người nhận. Đối với vận chuyển Bắc – Nam, thời gian giao hàng lâu nhất là khoảng 3 – 5 ngày. – Phù hợp với trường hợp cần gửi hàng gấp vì giao hàng bằng đường bộ không cần vận chuyển theo đúng lịch trình như vận đơn đường sắt. |
Nhược điểm |
– Vì tốc độ vận chuyển lâu nên mất nhiều thời gian hơn so với giao hàng bằng đường bộ. – Lộ trình cố định: Hệ thống đường sắt Việt Nam còn nhiều hạn chế, có ít tuyến đường sắt. Vì vậy, đối với những kho hàng ở xa, không có tuyến đường sắt ngang qua, phương thức vận chuyển này rất bất tiện. |
– Vì lãng phí công suất xe vận chuyển hàng hóa nên cước phí giao vận tương đối cao. Các nhà xe thông thường chỉ chở hàng một chiều, còn đường sắt luôn chở hàng cả hai chiều để tiết kiệm chi phí một cách tối đa nhất. |
Như vậy, với những ưu điểm, nhược điểm trên, có thể thấy vận đơn đường bộ có nhiều tính ưu việt, nổi trội hơn hẳn so với vận đơn đường sắt. Vận đơn đường sắt còn nhiều điểm hạn chế về thời gian vận chuyển hàng hóa, tuyến đường, lộ trình di chuyển và nơi nhận hàng. Nhưng nhìn chung, cước phí phải chăng, hợp lý và các điều kiện khách quan khác đã giúp phương thức vận chuyển này ngày càng gia tăng được sự tín nhiệm, tin dùng lựa chọn từ khách hàng.
>> Xem thêm: Vận chuyển container – Chi phí, quy trình mà chủ shop cần biết
Trên đây là những thông tin cần thiết về vận đơn đường bộ và sự khác biệt giữa các loại vận đơn mà Ship4p muốn chia sẻ với bạn. Nếu bạn quan tâm đến các dịch vụ của Ship4p, hãy nhanh tay kết nối với chúng tôi để nhận được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất nhé!
- Website: https://ship4p.com/
- Zalo: https://zalo.me/890265522282252483
- Địa chỉ: Số 8 Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội