Vận chuyển

Bưu cục là gì? Thông tin chi tiết vận chuyển qua bưu cục

Buu-cuc-la-gi

Loại hình gửi hàng qua kênh bưu cục là gì sẽ không quá xa lạ với dân kinh doanh lâu năm. Nhưng với những người mới bắt đầu kinh doanh, kiến thức bưu cục hầu như không vững. Chủ yếu họ chỉ biết đây là nơi để giao dịch gửi kiện hàng toàn quốc. Vậy nên, Ship4p sẽ tổng hợp đầy đủ những thông tin quan trọng liên quan đến cách vận chuyển qua bưu cục qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu bưu cục là gì?

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu chính thức: Bưu cục là gì? Bưu cục là các đơn vị công đảm nhiệm chức năng phân phối và tiếp nhận yêu cầu gửi – nhận hàng trên toàn quốc. Tuỳ vào cấp độ phân chia, bưu cục sẽ cung cấp các dịch vụ khác nhau. Cụ thể, các loại hình bưu cục hiện nay gồm có:

  • Bưu cục cấp 1 (quy mô lớn nhất): Vị trí đặt trụ sở tại các trung tâm thành phố & tỉnh, nhằm khai thác tuyến vận chuyển liên tỉnh thành trong cả nước. Đồng thời, dịch vụ cung cấp bưu cục cấp 1 là đầy đủ nhất: Lưu kho, gửi – giao nhận hàng (bưu kiện, bưu phẩm), cung cấp nhân sự/thiết bị phục vụ quá trình vận chuyển, giải đáp thông tin…
  • Bưu cục cấp 2 (quy mô vừa): Phạm vi đặt vị trí nhỏ hơn (Quận, huyện) để khai thác đường vận chuyển trong đúng phạm vi bưu cục quản lý. Dịch vụ cung cấp bị hạn chế, không đầy đủ như bưu cục cấp 1.
  • Bưu cục cấp 3 (quy mô nhỏ nhất): Vị trí đặt tại phường, xã và hoạt động vận chuyển bị giới hạn trong phạm vi này. Các dịch vụ chủ yếu bưu cục cấp 3 cung cấp là điểm giao nhận hàng, điểm giải quyết thắc mắc của người gửi/nhận.
Tim-hieu-buu-cuc-la-gi

Tìm hiểu bưu cục là gì?

>> Xem thêm: Bưu phẩm là gì? Phân biệt giữa bưu phẩm và bưu kiện

So sánh hai loại hình bưu cục và bưu điện

Kế tiếp, chúng tôi sẽ làm rõ các đặc điểm nhận diện bưu cục, bưu điện là gì. Điều này giúp cho người gửi/nhận dễ dàng hơn trong việc lựa chọn địa điểm gửi hàng. Không phải tốn thời gian di chuyển đến chi nhánh bưu cục/bưu điện xa hơn chỉ để thực hiện và hoàn tất các thủ tục vận chuyển.

Quay-buu-dien-tiep-nhan-da-dang-cac-dich-vu-van-chuyen

Quầy bưu điện tiếp nhận đa dạng các dịch vụ vận chuyển

Điểm khác biệt giữa bưu điện và bưu cục là gì?

Loại hình bưu điện là gì? Bưu điện là một trong những hình thức dịch vụ giao hàng công, được quản lý trực tiếp bởi Nhà nước. Xét về lĩnh vực hoạt động, bưu điện có phạm vi hoạt động lớn hơn bưu cục và bao gồm bưu cục ở trong đó. Các dịch vụ bưu điện cung cấp gồm có:

  • Các hoạt động đầu tư/kinh doanh/cung ứng dịch vụ bưu chính nói chung, bưu chính công ích nói riêng;
  • Nhận gửi – chuyển phát nhanh toàn bộ bưu phẩm, bưu kiện đúng theo quy định pháp luật;
  • Giải đáp thắc mắc và xử lý mọi vấn đề pháp lý liên quan tới các dịch vụ bưu điện cung cấp…
  • Đặc biệt, bưu điện còn có thể cung cấp các dịch vụ mới như: Dịch vụ ngân hàng (chuyển tiền/vay tiền/thế chấp…); Cung cấp hộ chiếu…

Như vậy, điểm khác biệt khi so sánh hai loại hình bưu điện và bưu cục là gì? Đó là quy mô hoạt động và dịch vụ cung cấp. Bưu điện có quy mô và số lượng dịch vụ nhiều hơn hẳn so với bưu cục.

Khi nào sử dụng bưu cục – bưu điện?

Bạn có thể dựa trên mục đích thực tế để tiến hành so sánh bưu cục & bưu điện. Sau đó lựa chọn hình thức gửi hàng phù hợp nhất:

  • Trường hợp nên sử dụng bưu cục: Bạn cần gửi hàng hoá số lượng lớn nhanh và độ bảo mật cấp cao nhất. Bạn có yêu cầu thêm về các dịch vụ: Hỗ trợ lưu kho dài hạn; Hỗ trợ nhân lực bốc dỡ hoặc xe cơ giới vận chuyển; Tra cứu thông tin chi tiết COD bưu điện là gì và giải quyết khiếu nại/bồi thường khi thất thoát/hư hỏng hàng hóa (nếu có); Gửi kèm các kiện bưu chính đặc biệt ra nước ngoài.
  • Trường hợp bạn nên sử dụng bưu điện: Bạn cần gửi hàng hoá số lượng không quá lớn và yên tâm về sự bảo mật thông tin, bảo vệ hàng hoá không bị thất thoát. Ngoài ra, các yêu cầu khác về tính năng gửi hàng không nhiều, chỉ xoay quanh các vấn đề gửi – nhận hàng gần nhà và dễ tra cứu mã vận đơn.

>> Xem thêm: Bảng giá bưu điện cập nhật mới nhất 2023

Vai trò của bưu cục trong vận chuyển hàng hóa

Vai trò bưu cục là gì và để giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của loại hình này. Chúng tôi sẽ làm rõ vai trò của dịch vụ vận chuyển này trong đời sống thực tế.

Vai-tro-cua-buu-cuc-trong-van-chuyen-hang-hoa

Vai trò của bưu cục trong vận chuyển hàng hóa

Địa điểm giao nhận khi ship hàng

Đối với các vùng sâu xa hoặc vùng nông thôn chưa có số nhà địa chỉ cụ thể. Bưu cục sẽ là điểm thay thế khi giao hàng trong tỉnh hoặc nhận hàng từ các tỉnh khác (thuộc chi nhánh bưu điện quản lý). Còn đối với các địa điểm giao nhận hàng ở thành phố (địa chỉ nhà rõ ràng). Bưu cục được xem là điểm luân chuyển hàng hóa thuận lợi cũng như là điểm tập kết giao cho shipper chuyển hàng hoặc tiếp nhận hàng trả về nhanh chóng.

Địa điểm cung cấp các thông tin dịch vụ

Mỗi bưu cục (không phân biệt cấp độ) đều có dịch vụ cung cấp thông tin cho khách hàng hoặc người nhận tra cứu. Bất cứ khi nào bạn cần được giải đáp về các trường hợp:

  • Hàng đã đi đến đâu, bao giờ đến tay người nhận, ngày về hàng (hàng bị hoàn trả).
  • Khiếu nại và yêu cầu hỗ trợ hoàn thiện thủ tục pháp lý để đòi bồi thường thiệt hại theo đúng quy định.

Địa điểm lưu kho an toàn khi người gửi/nhận có yêu cầu.

Có hai trường hợp bưu cục sẽ thực hiện yêu cầu lưu kho an toàn theo đúng quy định:

  • Được uỷ thác từ người gửi/nhận, lưu giữ bưu kiện hàng hóa vượt quá thời gian quy định lưu kho của bưu cục. Trường hợp này, người uỷ thác sẽ chịu khoản phí lưu kho theo chính sách phụ cước bưu điện là gì (thuộc quyền quản lý của bưu điện).
  • Được hưởng quyền lợi lưu kho tối đa trong vòng 12 ngày kể từ ngày bưu cục phát lần cuối cùng. Trừ trường hợp người nhận từ chối nhận hàng vào lần phát I, II hoặc III. Bưu cục có quyền hoàn trả hàng về tay người nhận mặc dù vẫn còn thời gian lưu kho.

Tăng giá trị thương hiệu khi sử dụng dịch vụ tại bưu cục

Bưu cục là một trong những cách hữu hiệu giúp các doanh nghiệp kinh doanh mới xây dựng giá trị thương hiệu trong mắt người dùng. Bằng cách sử dụng dịch vụ tại bưu cục, người dùng sẽ yên tâm hơn về giá trị hàng hoá. Dần dần tạo niềm tin từ chính khách hàng đã sử dụng và xây dựng thành công hình ảnh một đơn vị làm ăn “Uy tín”.

>> Xem thêm: Gửi hàng nên ship cod Viettel hay Bưu điện?

Quy trình gửi hàng qua bưu cục

Sau cùng, chúng tôi tổng hợp lại quy trình gửi hàng qua bưu cục gồm có 03 bước chính:

Quy-trinh-gui-hang-qua-buu-cuc

Quy trình gửi hàng qua bưu cục

Chuẩn bị hàng hóa, bưu phẩm dự định gửi

Bạn cần chuẩn bị hàng hoá được phép theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, chú ý các mặt hàng về chất lỏng, cần có tem nhãn mác đầy đủ và cần đóng gói hàng hóa cẩn thận. Một điểm chú ý khác là thùng hàng gửi tại bưu cục sẽ được nhân viên bưu cục thẩm định lại khi ký gửi hàng. Vì vậy, bạn nên chú trọng đóng hàng trong thùng tránh bị va chạm bể, còn ngoài thùng nên bao bằng lớp băng keo, không nên dán quá chặt.

Lựa chọn bưu cục gần nhất nơi sinh sống.

Có 2 cách gửi hàng tại bưu cục:

  • Một là liên hệ bưu cục gần nhất đến để nhận hàng gửi (hàng cồng kềnh, khối lượng nặng); 
  • Hai là đến tận chi nhánh bưu cục gần nhất để làm thủ tục gửi hàng.

Hoàn tất các thủ tục gửi hàng đúng quy định

Bước tiếp theo sẽ được nhân viên bưu cục hướng dẫn bạn chi tiết A-Z: Giấy tờ, cước phí, thời gian, mã vận đơn, quyền lợi… Sau đó, nhân viên sẽ hoàn thiện thủ tục, bạn sẽ kiểm tra và đóng cước phí. Mọi giấy tờ về thủ tục đều rất quan trọng, bạn cần lưu giữ lại để phòng trường hợp đối chiếu về sau.

>> Xem thêm: Cách giao hàng qua bưu điện chi tiết cho shop bán online

Trên đây là những thông tin chi tiết vận chuyển qua bưu cục là gì. Nếu bạn còn thắc mắc về danh sách hàng được phép gửi/gửi theo diện đặc biệt hoặc cấm gửi. Cũng như bạn muốn tìm hiểu thêm về phụ cước, ship COD và cả mã bưu điện bưu chính là gì, hãy liên hệ chúng tôi sớm nhất để được giải đáp chi tiết ngay nhé!

  • Địa chỉ: Số 8 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Số điện thoại: 098-145-8899
  • Website: https://ship4p.com/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *