Các loại mã vạch xuất hiện ở nhiều nơi, và được gắn hầu hết trên các sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường. Hiện nay, mã vạch được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, sự đa dạng về thể loại giúp cho người sử dụng có nhiều sự lựa chọn. Cùng tìm hiểu các loại mã vạch phổ biến ngay bài viết dưới đây bạn nhé!
Các loại mã vạch 1D (mã vạch 1 chiều)
Khái niệm
Trong các loại mã vạch, mã vạch 1D hay mã vạch 1 chiều là mã vạch có dữ liệu mã hóa theo 1 chiều duy nhất là chiều rộng. Mã vạch 1D bao gồm các thanh mã vạch với độ dày đa dạng và xếp thẳng đứng, song song. Xen giữa những thanh mã vạch là những khoảng trống với khoảng thưa hoặc mau khác nhau.
Với loại mã vạch này, máy quét sẽ tiến hành đọc các khoảng trống lần lượt từ trái qua phải hoặc ngược lại nhằm nhận diện hàng rào mã vạch thành một dãy số.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra định vị bưu phẩm chuẩn xác nhất
Các loại mã vạch 1D phổ biến hiện nay
Các loại mã vạch hàng hóa 1D hiện nay rất đa dạng, có lên đến 8 loại mã vạch như:
Mã vạch 39/43
Trong các loại mã vạch 1D thì mã vạch 39/43 sở hữu tên khá độc đáo vì mã hóa được 39 ký tự. Nhưng hiện tại, phiên bản cập nhật mới nhất đã cho phép mã vạch này lưu được đến 43 ký tự. Mã vạch 39/43 có thể chứa cả số lẫn chữ, ký tự đặc biệt và dùng để in nhẵn hàng hóa cho nhiều ngành nghề như sản xuất ô tô, hay lĩnh vực về quốc phòng. Ưu điểm của mã 39/43 là được nén ở mức độ dễ dàng giải mã bởi nhiều dòng máy quét khác nhau.
Tuy nhiên, mật độ mã vạch khá thưa là nhược điểm khiến 39/43 không được dùng để in mã vạch cho các mặt hàng có kích thước nhỏ.
Mã vạch UPC
Mã vạch UPC là gì? Đây là mã vạch được dùng nhằm in mã vạch cho hàng hóa tiêu dùng trên khắp thế giới, nhất là ở Mỹ, ANh, Úc, New Zealand… Các chữ số trên loại mã vạch này giúp người dùng xác định được xuất sứ, kích thước hay màu sắc… của sản phẩm.
Ưu điểm của mã vạch UPC là cho phép quá trình lưu thông hàng hóa được liền mạch, từ sản xuất, phân phối đến người dùng hay đổi trả và bảo hành sản phẩm. Loại mã vạch này có 2 biến thể là UPC-A với 13 chữ số và UPC-E với 8 chữ số. Hiện nay, mã vạch UPC được dùng rộng rãi trong ngành kinh doanh bán lẻ, hàng tiêu dùng các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị…
Mã EAN
Mã vạch EAN là loại mã được dùng để dán tem nhãn cho các mặt hàng tiêu dùng trên khắp thế giới, nhất là ở châu Âu. Loại mã vạch này khá giống với UPC, tuy nhiên đã được thêm thông tin chỉ dẫn địa lý. Hiện nay, loại mã vạch này được dùng nhiều trong bán lẻ với 2 biến thể chính là: Mã vạch EAN-13 là loại mã vạch tiêu chuẩn với 13 chữ số, EAN-8 với 8 chữ số là mã vạch cho các sản phẩm có tiết diện hạn chế. Ngoài ra còn các loại mã vạch khác như: JAN-13, ISBN, ISSN.
Mã vạch 128
Đây là loại mã vạch hỗ trợ đa dạng ký tự trong bộ ASCII 128, gồm chữ cái, số và ký tự đặc biệt. Loại mã vạch này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ ưu điểm: Cho ra mã vạch nhỏ gọn, thông tin lưu giữ nhỏ gọn hay có thể mã hóa nhiều loại ký tự. Hiện nay, mã vạch 128 được dùng phổ biến trong các ngành Logistics, phân phối bán lẻ…
>> Xem thêm: Tìm hiểu về mã vận đơn của các đơn vị vận chuyển
Mã vạch ITF (Interleaved 2 of 5)
Loại mã vạch này còn được gọi là mã vạch xen kẽ 2 trong 5, dùng để in bao bì, tem nhãn trên toàn thế giới. Mã vạch ITF có thể mã hóa được 14 chữ số và sử dụng trọn bộ ký tự ASCII để in mã vạch. Với các ưu điểm như hỗ trợ mã chỉ dẫn và mã kiểm tra, mã vạch ITF được đánh giá là công cụ mã hóa thông tin sản phẩm trực tiếp lên thùng hàng một cách hiệu quả. Từ đó phục vụ công tác kiểm tra có thể thực hiện ngay tại hiện trường.
Dù vậy, loại mã hàng hóa này chỉ hỗ trợ mã hóa chữ số, không dùng được cho chữ cái và các ký tự đặc biệt. Ngày nay có thể bắt gặp mã ITF trong in dán bao bì để kiểm soát hàng phân phối, lưu kho, vận chuyển…
Mã Codabar
Một trong các loại mã vạch thông dụng nhất hiện nay không thể không nhắc đến là Codabar, loại mã dùng nhiều trong hậu cần, nghiên cứu cũng như chăm sóc sức khỏe. Đây là mã vạch sở hữu khả năng mã hóa đến 16 ký tự với các biến thể như: Codabar, Mã số 2 của 7, Mã Ames NW-7, Monarch, ASI/AIM BC3-1995, Codabar hợp lý, USD-4.
Với ưu điểm dễ dàng in và sản xuất, Codabar hỗ trợ người dùng có thể sử dụng loại mã vạch này thường xuyên. Không khó để bắt gặp mã Codabar trong lĩnh vực ngân hàng máu, chuyển phát thư tín, phòng thí nghiệm hay thậm chí là ngành công nghiệp phim ảnh…
Mã vạch 93
Dòng mã vạch này đáp ứng trọn bộ ký tự trong ASCII với khả năng mã hóa đến 43 ký tự cùng 5 ký tự đặc biệt bao gồm cả ký tự bắt đầu hay dừng lại. Mã vạch 93 đã sở hữu nhiều ưu điểm như: Tính bảo mật bên trong mã vạch tốt, kích thước barcode nhỏ gọn… Do đó, mã vạch 93 được ứng dụng phổ biến trong, bưu điện, chuỗi cung ứng, kiểm kê hàng tồn kho hay lĩnh vực nhãn hiệu cho các loại linh kiện điện tử.
Mã vạch MSI Plessey
Được ưa chuộng không thua kém các loại mã vạch trên, mã vạch MSI Plessey sở hữu độ dài bất kỳ, cho phép mã hóa lượng thông tin lớn. Loại mã vạch này còn hỗ trợ mở rộng khả năng ứng dụng cho người dùng. Tuy nhiên, mã vạch MSI Plessey vẫn còn một số hạn chế như chỉ có thể mã hóa số, không mã hóa được chữ cái, bên cạnh đó, định dạng nhị phân của dòng mã vạch này đôi khi cũng xuất hiện lỗi.
Hiện nay, mã vạch MSI Plessey được dùng trong xử lý hàng tồn kho của các nhà bán lẻ, đại lý hàng hóa hay dùng trong siêu thị.
>> Xem thêm: Top 17 các đơn vị vận chuyển tại Việt Nam tiêu biểu nhất
Các loại mã vạch 2D (mã vạch 2 chiều)
Khái niệm
Với những thắc mắc mã hàng hóa là gì, có những loại mã vạch hàng hóa nào thì mã 2D là dòng mã vạch cũng rất được sử dụng rộng rãi hiện nay. Loại mã này còn có tên gọi khác là mã vạch 2 chiều, được sử dụng để đại diện cho dữ liệu trong một ma trận của những ô tương phản.
Những dữ liệu trong mã vạch này sẽ được sắp xếp theo chiều dọc hoặc ngang, lưu trữ được nhiều thông tin hơn so với mã vạch 1 chiều. Không những vậy, mã vạch này còn có thể chứa từ 2000 ký tự trở lên và dùng để liên kết website hay theo dõi, nhận dạng hàng hóa, sản phẩm và thanh toán trực tuyến.
Các loại mã vạch 2D phổ biến hiện nay
Các loại mã vạch 2D phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
Mã QR Code
Đây là loại mã vạch 2D được sử dụng phổ biến hiện nay, cấu tạo của mã vạch này từ các ô caro đen trắng đặt xen kẽ. Những ô này sẽ được sắp xếp theo trật tự nhất định chứ không phải ngẫu nhiên như nhiều người vẫn nghĩ.
Ưu điểm của mã QR Code là sở hữu kích thước đa dạng, đọc dữ liệu nhanh và hỗ trợ mã hóa với các chế độ dữ liệu số, chữ, Kanji, byte. Loại mã vạch nãy dùng miễn phí nên được ứng dụng trong các hoạt động quảng cáo, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, quét mã thanh toán hay giao dịch tại các ngân hàng, đại lý bán lẻ.
Mã ma trận – Data Matrix
Mã ma trận là loại mã vạch gồm những module đen và trắng sắp xếp trong 1 hình vuông, bề ngoài tương tự QR Code nhưng mang đến độ bảo mật tốt hơn. Dòng mã vạch này có một số ưu điểm nổi bật là: Khả năng sửa lỗi tốt, kích thước nhỏ gọn, sử dụng ít diện tích để chứa cùng lượng dữ liệu. Tuy nhiên, dòng mã vạch này lại không được dùng để lưu trữ các ký tự Kanji.
Hiện nay, mã Data Matrix dùng nhiều trong việc đặt tên cho sản phẩm, văn bản nhờ ít xảy ra lỗi khi sử dụng cũng như khả năng đọc dữ liệu nhanh.
Mã vạch FDF417
Các loại mã vạch 2D được sử dụng phổ biến hiện nay còn có mã vạch FDF417. Đây là dòng mã vạch có tần suất xuất hiện mạnh mẽ ở nước ngoài và sử dụng hoàn toàn miễn phí, Đặc biệt, với khả năng lưu trữ dữ liệu khổng lồ, mã vạch FDF417 đã và đang được ứng dụng trong ảnh kỹ thuật số, dấu vân tay, đồ hòa cũng như chữ ký…
>> Xem thêm: Top 5 ứng dụng giao hàng nội thành nổi bật nhất
Ship4p tích hợp hàng nghìn đơn vị giao hàng uy tín sẽ là ứng dụng giúp bạn chuyển giao hàng hóa nhanh chóng và an toàn tuyệt đối. Với Ship4p bạn có thể quản lý và giám sát đơn hàng của mình mọi lúc mọi nơi vô cùng tiện lợi. Liên hệ ngay cho chúng tôi nếu còn gì thắc mắc về các loại mã vạch hay có nhu cầu được tư vấn về ứng dụng Ship4p bạn nhé!
- Website: https://ship4p.com
- Hotline: 098-145-8899
- Địa chỉ: Số 8 Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội