Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, ship4p sẽ hướng dẫn chi tiết cách tải mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa mới và đầy đủ nhất. Cũng như chia sẻ thêm về những thông tin quan trọng cấu thành một mẫu biên bản hoàn chỉnh thường gồm những thành phần gì. Vậy nên, nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin về biên bản/hợp đồng/giấy tờ vận chuyển hàng hoá. Hãy cùng ship4p tìm hiểu tường tận ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Biên bản vận chuyển hàng hóa là gì?
Tính đến năm 2022, chưa có văn bản pháp luật nào quy định nội dung cụ thể về biên bản vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, theo Nghị định 196/CP/1963 (đã hết hiệu lực) có giới thiệu qua về biên bản vận chuyển hàng hoá.
>> Xem thêm: Ký gửi hàng hóa là gì? Gợi ý mẫu hợp đồng ký gửi năm 2023
Qua đó, có thể hiểu rằng: Biên bản vận chuyển hàng hoá là chứng từ (giấy tờ có hiệu lực pháp lý) được bên B (giao hàng/bên bán) chuyển cho bên A (nhận hàng/bên mua) ngay khi 2 bên ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá. Mỗi bên sẽ giữ ít nhất 1 biên bản vận chuyển giao nhận hàng hoá. Đồng thời, cũng chính biên bản này sẽ được người mua xem xét và kiểm kê hàng hoá sau khi nhận.
Do đó, nếu xảy ra các trường hợp tranh chấp về việc vận chuyển hàng hoá như: Thiếu số lượng, sai thông tin hàng hóa, chất lượng hàng hoá bị hư hỏng, thời gian giao trễ hàng… hoặc các sai sót khác, biên bản vận chuyển và hợp đồng vận chuyển sẽ được xem là chứng từ quan trọng trong việc xử lý tranh chấp. Bộ Luật thương mại 2005 (sửa đổi 2017) sẽ căn cứ và thoả thuận giữa 2 bên để tiến hành giải quyết tranh chấp.
Các thành phần chính trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Giấy tờ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa đều cần đảm bảo các thông tin chính xác, đầy đủ và chuyên nghiệp. Bạn sẽ nhận thấy trong mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa, ngoài chứng từ giao nhận hàng hoá ra còn có 04 thành phần chính quan trọng:
Hàng hóa vận chuyển
Trong danh mục hàng hoá vận chuyển cần ghi rõ:
- Tên loại hàng hoá được ghi đầy đủ nếu gửi nhiều loại mặt hàng.
- Quy cách đóng gói hàng hóa (kích thước, cân nặng, hình thức đóng).
- Đơn vị tính cho từng loại hàng hoá và số lượng được tính cho mặt hàng hóa đó.
Đặc biệt, hàng hoá vận chuyển phải nằm trong danh mục hàng hoá được phép vận chuyển, không vi phạm pháp luật. Người gửi và người vận chuyển hàng đồng thời cùng kiểm kê, xác thực trước khi ký hợp đồng vận chuyển hàng hoá.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa mới nhất hiện nay
Phương tiện vận chuyển
Phương tiện trong mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ cần ghi rõ loại xe vận tải.
Và các đường vận chuyển còn lại như đường hàng không, đường biển cũng tương tự. Đồng thời mỗi phương tiện cần làm rõ hình thức vận chuyển (bốc dỡ – di chuyển – giao nhận). Trong trường hợp đổi đường vận chuyển hoặc tạm ngưng vận chuyển, thông tin về phương tiện cũng cần được đề cập rõ trong hợp đồng.
>> Xem thêm: Mẫu thông báo giao hàng phổ biến nhất năm 2023
Địa điểm và thời gian giao, nhận hàng
Địa điểm và thời gian giao nhận cũng là căn cứ quan trọng nhằm đối chiếu các thông tin về hàng hóa. Và để thuận tiện cho việc nhận hàng, trong hợp đồng các thông tin sau cần phải phải chính xác:
- Địa điểm nhận hàng (địa chỉ người nhận, thông tin người nhận hoặc uỷ quyền nhận).
- Thời gian giao nhận (khung thời gian sớm nhất và trễ nếu có, kèm theo phương thức liên lạc).
Ngoài ra khi không giao được hàng, bên vận chuyển sẽ căn cứ theo thông tin trao đổi về địa điểm/thời gian trả hàng và tiến hành gửi hàng ngược trở lại người bán/người gửi.
>> Xem thêm: Mẫu biên bản xác nhận hàng hóa bị hỏng mới nhất
Cước phí vận chuyển
Thông tin về cước phí sẽ đi liền với từng mục hàng hoá vận chuyển cụ thể. Tuy nhiên, sẽ có thêm các mục cước phí phát sinh cần chú ý như: Lưu kho; Giao hàng lại lần 1, lần 2, lần 3; Trả hàng nếu giao thất bại; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự khi vận chuyển…
Chú ý quan trọng trong phần cước phí: Chính sách bồi thường sẽ thường được đề cập khi bên giao/bên nhận không hoàn thành đúng trách nhiệm vận chuyển.
4 mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa mới nhất
Có thể tìm kiếm các mẫu hợp đồng vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau và được mỗi doanh nghiệp sử dụng tại mỗi thời điểm nhất định. Sau đây, ship4p sẽ tổng hợp 4 mẫu giấy vận chuyển hàng hóa mới nhất theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC. Các giấy biên bản này phù hợp với 04 loại hàng hóa vận chuyển: Hàng hóa chi tiết; Hàng hoá thông thường; Hàng hoá vật tư kỹ thuật; Hàng hoá vật tư nội bộ.
Mẫu biên bản vận chuyển hàng hóa chi tiết
Trong mẫu giấy biên nhận vận chuyển hàng hóa chi tiết sẽ ghi cả 3 điều khoản:
- Điều 01: Bên A sẽ giao cho Bên B tất cả các mặt hàng hoá ghi trong bảng.
- Điều 02: Bên A xác nhận tình trạng “đã giao” và Bên B sẽ xác nhận đủ số lượng với tổng số tiền thanh toán đã tính VAT khi nhận hàng.
- Điều 03: Bên A sẽ có quyền chủ động thưa kiện Bên B nếu Bên B không tuân thủ các quy định về giao nhận hàng.
Tải mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa chi tiết tại đây: Link
Mẫu biên bản vận chuyển hàng hóa thông thường
Trong mẫu biên bản vận chuyển hàng hoá thông thường, sẽ chi ghi thông tin Bên A & Bên B. Cùng với đó là điều 01 về mặt hàng thống nhất được giao nhận giữa 2 Bên A & Bên B. Không xuất hiện điều 02 & 03 trong biên bản vận chuyển này.
Tải mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa thông thường tại đây: Link
Mẫu biên bản vận chuyển hàng hóa vật tư kỹ thuật
Khác với mẫu biên bản vận chuyển hàng hoá thông thường, danh sách hàng hóa vật tư kỹ thuật sẽ được liệt kê chi tiết hơn về: Số hiệu, nước sản xuất, diện tích thiết kế, chi phí vận chuyển, chi phí phát sinh… Và mẫu vận chuyển hàng hóa này cũng không có điều 02 và điều 03.
Tải mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa vật tư kỹ thuật tại đây: Link
Mẫu biên bản vận chuyển hàng hóa vật tư nội bộ
Cũng tương tư như biên bản hàng hoá vật tư kỹ thuật, hàng hoá vật tư nội bộ sẽ có danh sách kiểm kê khác. Theo đó, điểm khác ở đây là kê khai tất cả các vật tư là tài sản cố định được ký gửi vận chuyển.
Tải mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa vật tư nội bộ tại đây: Link
Trên đây là 4 mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa được ship4p tổng hợp mới nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng vận chuyển hàng hóa, hãy liên hệ ngay với Ship4p qua Hotline 098-145-8899 hoặc website ship4p.com để được hỗ trợ ngay tức thì!